Người không ngủ lâu nhất thế giới là ai?

Gepubliceerd op 8 augustus 2023 om 09:14

Giấc ngủ, sức khỏe và sinh hoạt cuộc sống luôn có mối liên quan mật thiết với nhau. Bài viết này, Thế Giới Nệm sẽ thông tin đến bạn về người không ngủ lâu nhất thế giới và hậu quả của việc thiếu ngủ đến với sức khỏe tổng thể. 

Randy Gardner - Người không ngủ lâu nhất thế giới

Theo các chuyên gia của CDC Mỹ, con người cần có giấc ngủ từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày để giúp cơ thể phục hồi năng lượng. Dù có một số công việc đặc biệt có thể buộc bạn phải thức suốt đêm hoặc thậm chí 24 giờ, tuy nhiên, việc này không nên được thực hiện trong thời gian dài.

Tuy nhiên, việc không ngủ suốt 11 ngày là một tình trạng thực sự tồi tệ, và đây là điều Randy Gardner đã từng trải qua. Ông là người đã lập kỷ lục về thời gian mất ngủ lâu nhất trong lịch sử con người.

Ý tưởng không ngủ để phá kỷ lục thế giới

Năm 1964, hai cậu thiếu niên người Mỹ là Randy Gardner và người bạn Bruce McAllister, cùng 17 tuổi, đã nảy ra ý tưởng lập kỷ lục mới và coi việc thực hiện thử thách này như một nghiên cứu khoa học để phục vụ cho hoạt động học tập ở trường. Khi đó, kỷ lục mất ngủ được giữ bởi người dẫn chương trình người Mỹ tên Peter Tripp, đã thức suốt 260 giờ (gần 11 ngày). Mục đích của hai bạn trẻ là khám phá những gì xảy ra với não bộ khi con người không ngủ.

McAllister chia sẻ: “Ban đầu, kế hoạch của chúng tôi là kiểm tra ảnh hưởng của mất ngủ đối với những khả năng siêu nhiên của con người. Tuy nhiên, điều này trở nên bất khả thi, nên chúng tôi quyết định tập trung vào xem xét tác động của mất ngủ đối với khả năng nhận thức, chơi bóng rổ hoặc bất kỳ thứ gì khác mà chúng tôi có thể nghĩ tới.”

Hai bạn trẻ đã sử dụng phương pháp tung đồng xu để quyết định ai sẽ thực hiện thử thách. Và may mắn đã đứng về phía McAllister khi Gardner là người phải thực hiện thử thách ngủ. 

Kể về quá trình thực hiện thử thách không ngủ trong 11 ngày của người bạn, McAllister tiết lộ: "Ban đầu, tôi cũng cố gắng thức suốt để theo dõi Gardner. Nhưng sau khi trải qua 3 đêm mất ngủ, tôi đã rơi vào trạng thái kiệt sức, thậm chí còn viết nhầm những ghi chép lên tường". Nhận thấy rằng nhiệm vụ này không hề đơn giản, cả hai đã nhờ đến sự hỗ trợ từ nhà nghiên cứu William Dement tại Đại học Stanford.

Hậu quả kéo dài tới hiện tại

Như chúng ta đã biết, thiếu ngủ có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến cơ thể, bao gồm các vấn đề về trí não, nguy cơ mắc bệnh tim, mất cân bằng các chức năng và huyết áp cao, …

Thực tế là dù khởi đầu không quá khó khăn, thử nghiệm này sau đó đã ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, tri giác và khứu giác của Gardner. McAllister nhớ lại khi Randy bắt đầu lẩm bẩm: “Đừng làm tôi ngửi thứ đó, tôi không thể chịu được mùi nó”.

Ba ngày sau thí nghiệm, Gardner bắt đầu thể hiện những dấu hiệu cáu kỉnh, thiếu tập trung và đến ngày thứ 5, cậu bắt đầu gặp vấn đề về trí nhớ ngắn hạn và mắc chứng hoang tưởng, thậm chí có những lúc gặp ảo giác. Ban ngày, Gardner cố gắng giữ cho mình bận rộn bằng cách chơi bóng rổ và bắn bi pinball cùng bạn bè, tuy nhiên, việc duy trì sự tỉnh táo vào ban đêm thì rất khó khăn. Gardner mệt mỏi đến mức chỉ cần nhắm mắt lại là có thể tự mình ngủ ngay lập tức.

Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, kết quả bản chụp não của Gardner cho thấy một số phần của não đang trong trạng thái ngủ và một số phần khác đang trong trạng thái tỉnh thức.

Sau khi phá kỷ lục thế giới, Gardner không thể ngay lập tức tìm lại giấc ngủ. Đầu tiên, cậu phải tham gia cuộc họp báo để chia sẻ về những trải nghiệm của mình, sau đó cậu được đưa đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành đo điện não đồ để kiểm tra sóng não. Sau khi kiểm tra xong, cậu mới được phép ngủ, và cuối cùng cậu đã ngủ một mạch liền 14 tiếng đồng hồ.

Ban đầu, sức khỏe của Gardner vẫn ổn và cơ thể cậu không chịu nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, sau đó cậu bắt đầu mắc chứng mất ngủ kinh niên trong nhiều năm. Khi Gardner đã 60 tuổi, cậu tiết lộ về tình trạng sức khỏe của mình: "Tôi không thể ngủ. Tôi nằm trên giường thao thức 5, 6 tiếng trước khi mới vào giấc. Nhưng chỉ khoảng 15 phút sau đó lại thức giấc. Tôi tự an ủi bản thân rằng điều này sẽ qua đi, nhưng mọi thứ không dễ dàng như vậy". Đến thời điểm hiện tại, Gardner vẫn nuối tiếc quyết định liều lĩnh của mình vào lúc trước.

Sau đó, kỷ lục của Gardner đã bị vượt qua bởi Robert McDonald với tổng cộng 453 giờ 40 phút (gần 19 ngày) không ngủ. Tuy nhiên, Guinness đã quyết định chấm dứt kỷ lục này vì coi rằng nó có thể khích lệ hành vi tự hủy hoại sức khỏe của những người tham gia.

Liệu con người có thể chết khi thiếu ngủ không?

Thí nghiệm của Gardner đã gây ra nhiều thắc mắc về giới hạn chịu đựng của con người và tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe.

Theo Annie Miller, một chuyên gia về giấc ngủ và nhà trị liệu tâm lý tại trung tâm nghiên cứu DC Metro Sleep (Mỹ), "Không có bằng chứng cho thấy thiếu ngủ có thể gây tử vong trực tiếp cho một người." Tuy nhiên, thiếu ngủ hoàn toàn có thể gây tử vong gián tiếp do ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.

Về mặt y học, thiếu ngủ mãn tính có thể làm giảm chức năng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, ung thư, trầm cảm và rối loạn tâm thần. Nguy hiểm nhất là thiếu ngủ ảnh hưởng đến nguy cơ gặp tai nạn và chấn thương. Ví dụ, việc vận hành máy móc nặng (bao gồm lái xe ô tô) trở nên cực kỳ nguy hiểm nếu bạn không ngủ đủ trong nhiều ngày.

Tổ chức National Sleep Foundation (Giấc ngủ Quốc gia) khuyên mỗi người nên ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Họ cũng lưu ý rằng người Mỹ đang giảm thời gian ngủ, dẫn đến việc số lượng trong vấn đề  tai nạn giao thông và tai nạn lao động do thiếu ngủ và mệt mỏi tăng lên một cách đáng kể.

Thiếu ngủ cũng có thể kích thích và làm trầm trọng một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trong cơ thể. Ví dụ, có rất nhiều trường hợp tử vong do thức đêm chơi game trong nhiều ngày. Dù từ bên ngoài trông giống thiếu ngủ, nhưng sau khi khám nghiệm tử thi thì nguyên nhân thật sự có thể là do đau tim, suy tim hoặc đột quỵ.

Một số cách để dễ đi vào giấc ngủ

Giấc ngủ ngon là yếu tố quan trọng để giúp loại bỏ mệt mỏi, giảm căng thẳng sau một ngày dài lao động và học tập. Ngược lại, nếu chúng ta mất ngủ hoặc ngủ không sâu, sẽ khiến chúng ta càng thêm mệt mỏi, làm giảm hiệu quả công việc và cuộc sống, đặc biệt là gây hại cho sức khỏe nếu kéo dài trong thời gian dài. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, dưới đây là một số cách giúp bạn dễ dàng vào giấc ngủ nhanh chóng:

  • Tạo môi trường thoải mái: Đảm bảo không gian ngủ của bạn yên tĩnh, tối màu và thoáng mát. Điều này sẽ giúp tạo môi trường lý tưởng để thư giãn và dễ dàng ngủ. Đồng thời nên sử dụng các sản phẩm nệm êm ái, có độ đàn hồi cao như nệm cao su để có giấc ngủ tốt hơn. 
  • Thiết lập thói quen ngủ: Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian hàng ngày, kể cả ngày nghỉ cuối tuần. Thói quen này giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Tránh sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Ánh sáng xanh từ màn hình có thể làm giảm sản xuất melatonin - một hormone giúp ngủ. Thay vào đó, đọc sách hoặc nghe nhạc thư giãn trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế việc uống cafein và đồ uống có chứa chất kích thích: Tránh uống cafein và đồ uống có chứa chất kích thích như trà, nước ngọt có gas hoặc nước có ga vào buổi tối. Chúng có thể làm giảm khả năng ngủ của bạn.
  • Tập luyện thể dục đều đặn: Tuy không nên tập thể dục quá gần giờ đi ngủ, việc tập luyện đều đặn trong ngày có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Thư giãn trước khi đi ngủ: Hãy dành thời gian thư giãn trước giờ ngủ bằng cách tắm nước ấm, ngồi thiền, yoga, hoặc các phương pháp thư giãn khác để giảm căng thẳng và chuẩn bị tâm lý cho giấc ngủ.
  • Tránh ăn quá nhiều và uống nước ít ít trước giờ ngủ: Cố gắng ăn nhẹ trước khi đi ngủ và tránh uống nước quá nhiều để tránh cảm giác khó chịu vào ban đêm.
  • Sử dụng kỹ thuật thư giãn: Có thể thử các kỹ thuật thư giãn như thở sâu, massage nhẹ, hay quan sát nhịp tim để giúp bạn thư giãn và dễ dàng vào giấc ngủ.

Nhớ rằng, mỗi người có thể phản ứng khác nhau với các phương pháp này, vì vậy hãy thử và điều chỉnh để tìm ra những gì phù hợp nhất với bạn. Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ kéo dài, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia về giấc ngủ hoặc bác sĩ.

Kết luận

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và sinh hoạt cuộc sống của con người. Đừng dại dột lấy bản thân làm thí nghiệm hay thực hiện thử thách “người không ngủ lâu nhất thế giới”. Thay vào đó, hãy tìm cách để có giấc ngủ ngon để nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Một trong cách đó là hãy đến Thegioinem.com sắm ngay cho mình các sản phẩm nệm Liên Á, nệm Kim Cương để chăm sóc giấc ngủ tốt hơn bạn nhé!

----------------------------

Thông tin liên hệ

Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

Địa chỉ: 365 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://thegioinem.com/

Hotline: 0707 325 325

Reactie plaatsen

Reacties

Er zijn geen reacties geplaatst.

Maak jouw eigen website met JouwWeb