Giấc ngủ đa pha có tốt hay không?

Gepubliceerd op 9 augustus 2023 om 12:35

Chúng ta thường quen với giấc ngủ một pha tức là ngủ thẳng giấc trong đêm. Tuy nhiên, vẫn có một số người tuân theo mô hình ngủ đa pha có từ xưa. Vậy giấc ngủ đa pha là gì? Giấc ngủ đa pha có tốt hay không? Hãy cùng Thế Giới Nệm đi tìm lời giải đáp cụ thể ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Giấc ngủ đa pha là gì?

Giấc ngủ là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của con người và thời lượng ngủ có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh sống và cơ địa, cũng như theo độ tuổi của mỗi người.

Hầu hết mọi người tuân theo mô hình ngủ một pha, tức là họ chỉ ngủ một lần trong ngày. Tuy nhiên, cũng có nhiều người chọn mô hình ngủ hai pha, ngủ hai lần trong ngày với một giấc ngủ dài vào ban đêm và một thời gian ngắn chợp mắt vào buổi trưa.

Mô hình giấc ngủ đa pha ít phổ biến hơn và thường giới hạn trong mức ngủ hai lần một ngày. Tuy nhiên, vẫn có một số người thích ngủ đa pha, đặc biệt là trẻ sơ sinh - đối tượng thực hiện mô hình ngủ này một cách tự nhiên nhất.

Như vậy, ngủ đa pha (còn gọi là ngủ đoạn hoặc ngủ nhiều pha) là một mô hình giấc ngủ mà thay vì ngủ liền từ đêm tới sáng, bạn chia giấc ngủ thành hai hoặc nhiều chu kỳ nhỏ hơn.

Cần nhấn mạnh rằng, mô hình ngủ đa pha không nhất thiết dẫn đến giảm tổng thời gian ngủ hàng ngày. Thực tế, nhiều người áp dụng kiểu ngủ này nhằm giảm tổng thời gian ngủ trong ngày và tối ưu hóa thời gian hoạt động. Trong khi giấc ngủ một pha là chuẩn mực của con người và một số loài linh trưởng khác, nhưng đa số động vật có vú tuân thủ kiểu ngủ nhiều pha.

Mặc dù ngày nay, mô hình ngủ đa pha không nhận được nhiều sự ủng hộ vì được xem là không lành mạnh, nhưng đây lại là cách ngủ mà tổ tiên của chúng ta đã tuân thủ từ cuối thế kỉ 19.

Các phương pháp của giấc ngủ đa pha

Có nhiều lịch trình ngủ đa pha khác nhau như Dymaxion, Everyman và Uberman. Tóm tắt chung, người thực hiện ngủ đa pha sẽ có thời gian nghỉ ngơi trong ngày ít hơn so với một người ngủ bình thường.

Lịch trình của chế độ ngủ đa pha thường không cố định và có thể thay đổi tùy thuộc vào cách mỗi người áp dụng, phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu cá nhân. Dưới đây là 3 cách thường áp dụng lịch trình ngủ đa pha:

Dymaxion

Trong mô hình giấc ngủ đa pha Dymaxion, người thực hiện sẽ có 4 giấc ngủ ngắn kéo dài 30 phút sau mỗi 6 giờ đồng hồ, tổng cộng 2 giờ ngủ mỗi ngày. Lịch trình ngủ này được đăng lần đầu trong một bài báo của tạp chí Time vào năm 1943, khi kiến ​​trúc sư người Mỹ Buckminster Fuller tuyên bố đã tuân theo mô hình ngủ đa pha này trong 2 năm.

Lịch trình ngủ Dymaxion được ví dụ như sau:

  • 12:00 – 12:30: Ngủ
  • 12:30 – 6:00: Thức
  • 6:00 – 6:30: Ngủ
  • 6:30 – 12:00: Thức

Uberman

Lịch trình ngủ Uberman có nhiều biến thể, trong đó một trong những biến thể bao gồm ngủ một giấc ngắn kéo dài 20 phút sau mỗi 4 giờ, tổng cộng 3 giờ ngủ mỗi ngày. Một biến thể khác bao gồm 8 giấc ngủ ngắn trong một ngày. Trong biến thể thứ ba, mỗi giấc ngủ ngắn kéo dài 30 phút thay vì 20 phút.

Ví dụ cụ thể cho lịch trình ngủ Uberman như sau:

  • 12:00 – 12:20: Ngủ
  • 12:20 – 4:00: Thức
  • 4:00 – 4:20: Ngủ
  • 4:20 – 8:00: Thức
  • 8:00 – 8:20: Ngủ
  • 8:20 – 12:00: Thức

Everyman

Lịch trình Everyman bao gồm một giấc ngủ kéo dài 3 giờ mỗi đêm, kèm theo ba giấc ngủ ngắn 20 phút trải đều trong ngày. Có một số biến thể của lịch trình này, trong đó độ dài của giấc ngủ ngắn và giấc ngủ ban đêm có thể khác nhau.

Một ví dụ điển hình về phương pháp ngủ đa pha Everyman như sau:

  • 12:00 am – 3:00 am: Ngủ
  • 3:00 am – 8:00 am: Thức
  • 8:00 am – 8:20 am: Ngủ
  • 8:20 am – 1:20 pm: Thức
  • 1:20 pm – 1:40 pm: Ngủ
  • 1:40 pm – 6:40 pm: Thức
  • 6:40 pm – 7:00 pm: Ngủ
  • 7:00 pm – 12:00 am: Thức

Giấc ngủ đa pha có tốt hay không?

Phương pháp ngủ đa pha hiện vẫn đang gây nhiều tranh cãi, một bên là ủng hộ và một bên là phản đối. Nhưng thực tế, tất cả các phương pháp ngủ đều mang những lợi ích và hạn chế riêng, trong đó bao gồm cả phương pháp ngủ đa pha.

Lợi ích của giấc ngủ đa pha

Về ưu điểm, phương pháp ngủ ngắn này có những lợi ích nhất định như sau:

  • Tăng năng suất hoạt động: Một số người sử dụng phương pháp này cho biết cảm thấy tăng năng suất khi làm việc, tinh thần tỉnh táo hơn, khả năng học tập và ghi nhớ thông tin tốt hơn.
  • Phù hợp với những lịch trình làm việc không thường xuyên: Giấc ngủ đa pha có thể đáp ứng được lịch trình làm việc thường xuyên thay đổi của một số người, chẳng hạn như nhân viên làm việc theo ca.
  • Tăng khả năng mơ mộng sáng suốt (Lucid Dream): Phương pháp ngủ đa pha có thể làm tăng tần suất mơ mộng sáng suốt, người thực hiện  sẽ có khả năng kiểm soát và điều khiển giấc mơ của mình.

Những rủi ro của giấc ngủ đa pha

Xét đến những hạn chế, phương pháp ngủ polyphasic sleep có những mặt không thuận lợi như sau:

  • Giảm thời gian phản xạ: Giấc ngủ đa pha có thể làm chậm phản xạ của cơ thể, khiến cơ thể phản ứng kém hơn trong những tình huống nguy hiểm, chẳng hạn như tránh vật rơi hoặc lái xe tránh vật cản.
  • Gián đoạn chu kỳ giấc ngủ: Giấc ngủ đa pha không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể, từ đó gây ra cảm giác mệt mỏi hoặc căng thẳng lâu dài.
  • Thiếu ngủ: Nếu cơ thể không thích nghi với phương pháp ngủ đa pha, thì việc thực hiện phương pháp này trở nên khó khăn và dẫn đến tình trạng thiếu ngủ.

Kết luận

Mặc dù nói giấc ngủ đa pha tồn tại cả hai mặt lợi ích và hạn chế, tuy nhiên theo các bằng chứng khoa học, con người nếu đủ điều kiện sinh hoạt thì vẫn nên thực hiện việc ngủ một cách thẳng giấc và tự nhiên nhất. Hơn hết, chúng ta cũng nên đến Thế Giới Nệm và trang bị các sản phẩm nệm cao su, nệm lò xo để giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ tốt hơn nhé!

----------------------------

Thông tin liên hệ

Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

Địa chỉ: 365 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://thegioinem.com/

Hotline: 0707 325 325

Reactie plaatsen

Reacties

Er zijn geen reacties geplaatst.